PHẦN 2: CÁCH TỔ CHỨC POGIL
Bài viết được tổng hợp và mang đến cho Quý độc giả từ hội thảo Pioneering Educators Network (PEN) 2021-2022 - đồng sáng lập và đồng tổ chức bởi IEG Foundation & Đại học Fulbright Việt Nam.
I - Khung cấu trúc chung
Mặc dù việc ứng dụng POGIL trong thực tế có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố khách quan, cấu trúc chính của một hoạt động trên lớp dựa trên mô hình POGIL đều được tiến hành theo lần lượt 03 giai đoạn chính của Chu trình học tập (Learning cycle) sau:
Đầu tiên, các câu hỏi sẽ dẫn dắt học sinh đến phần “Khám Phá” (E - Exploration) để hướng sự chú ý của người học đến những phần cụ thể. để khám phá các thông tin cụ thể trong phần Mô hình dữ liệu được giao.
Thứ hai, các câu hỏi sẽ dẫn dắt đến phần “Kiến tạo” (I - Intervention) - hay “Hình thành khái niệm” - để việc tìm hiểu và đúc kết ra các khái niệm mới cũng như làm quen với những thuật ngữ mới. và giới thiệu chúng.
Thứ ba, các câu hỏi sẽ gợi ý học sinh đến phần “Áp dụng” (A - Application) để những khái niệm mới vào được đưa các trường hợp khác nhau.
Tóm gọn lại: Một chu trình học tập POGIL không dừng lại ở mức “tiếp nhận thông tin”, mà còn định hướng cho người học hình thành kỹ năng ứng dụng các kiến thức đó vào các tình huống khác nhau vượt ra khỏi phạm vi bài học và lớp học.
Các câu hỏi quan trọng ở đây là:
Những yếu tố nào có thể giúp người dạy kiểm soát được lớp học?
Những loại câu hỏi nào nên được sử dụng để kích hoạt tính chủ động của não bộ người học?
II - Hai nhóm câu hỏi - Câu hỏi đóng & Câu hỏi mở
Định nghĩa:
Câu hỏi đóng (convergent question) chỉ loại câu hỏi chỉ có một hoặc một vài đáp án cụ thể. Để trả lời dạng câu hỏi này, học sinh cần phải phân tích và tổng hợp các ý tưởng với nhau, so sánh để tìm những điểm chung của các nguồn thông tin, hoặc để đi đến kết luận.
Câu hỏi mở (divergent question) dùng để chỉ loại câu hỏi không có một/một vài câu trả lời nhất định, thay vào đó lại có rất nhiều khả năng trả lời. Những câu hỏi dạng này thường yêu cầu vốn kiến thức và ý tưởng rộng và sâu, thậm chí còn có thể phải đào sâu nghiên cứu hơn nữa.
Đặt vấn đề: Vậy ta nên sử dụng 2 loại câu hỏi trên như thế nào trong một hoạt động lớp theo phương pháp POGIL?
Giải đáp: KHÔNG có câu trả lời Đúng/Sai rạch ròi cho thắc mắc trên. Cụ thể, việc vận dụng loại câu hỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác (ví dụ: năng lực của học sinh, độ khó của bài học, tính chất/mục đích của lớp học mà phương pháp POGIL được sử dụng: giới thiệu kiến thức mới/ thực hành/ ôn tập/…, v.v.).
Vì vậy, các thầy cô giáo cần linh hoạt trong cách áp dụng 2 loại câu hỏi trên tùy theo bài giảng. Ví dụ:
Đối với các chủ đề học có độ khó từ dễ đến vừa phải (ta có thể đánh giá độ khó dựa trên năng lực của người học), giáo viên có thể bắt đầu bằng nhiều câu hỏi đóng (convergent question) để giúp học sinh hình thành khái niệm và tìm hiểu vùng kiến thức cần được chú tâm.
Đối với các chủ đề dễ hiểu hơn, các thầy cô có thể cân nhắc đưa các câu hỏi mở (divergent question) từ sớm hơn trong lớp.
Sử dụng xen kẽ 2 loại câu hỏi cho phù hợp với các học sinh với trình độ khác nhau trong lớp.
Trọng tâm của câu hỏi có thể được bắt đầu từ những vùng kiến thức thành phần của bài học, và từ từ dẫn đến các câu hỏi phức tạp/câu hỏi mở hơn.
III - 3 yếu tố quan trọng của phương pháp POGIL
Khác với các hoạt động trao đổi nhóm thường gặp, các hoạt động nhóm theo mô hình POGIL bao gồm 3 yếu tố chính: (1) - Quản lý thời gian (time management), (2) - Loại câu hỏi (questions), và (3) - Phân vai trò (roles).
Yếu tố (1) – Kỹ năng quản lý thời gian của người giáo viên rất quan trọng. Lý do là vì học sinh làm chủ các hoạt động và việc sử dụng các hoạt động nhóm có thể chiếm nhiều thời gian hơn dự tính. Do đó, người giáo viên phải biết kết hợp gia74 việc quan sát hoạt động của học sinh cũng như điều phối, phâ
Yếu tố (2) - Hai loại câu hỏi - câu hỏi đóng và câu hỏi mở - nên được sử dụng linh động tùy vào đối tượng học sinh và tính chất bài học (đã được mô tả ở trên).
Yếu tố (3) - 04 vai trò chủ yếu (roles) trong một hoạt động theo mô hình POGIL:
Trưởng nhóm (Manager): Quản lý nhóm. Đảm bảo thành viên đều tham gia vào hoạt động, hoàn thành vai trò cùng yêu cầu được giao đúng thời gian
Người ghi chép/thư ký (Recorder): Ghi nhận tên và vai trò các thành viên đầu tiết học. Ghi nhận các thông tin quan trọng của cuộc thảo luận, quan sát, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu v.v.
Người phát ngôn (Speaker): Thuyết trình hoặc báo báo bằng văn bản kết quả làm việc của nhóm. Mô hình POGIL truyền thống thường yêu cầu chỉ duy nhất người phát ngôn được đại diện nhóm đặt câu hỏi/trao đổi với giáo viên và các nhóm khác. Giáo viên có thể điều chỉnh yêu cầu tùy theo tính chất của lớp học.
Người thu hoạch (Reflector): Quan sát và nhận xét về không khí làm việc, hành vi của nhóm đặt trong bối cảnh lĩnh hội kiến thức. Bạn này cũng có thể sẽ được chỉ định để báo cáo về cách hoạt động của nhóm, cách cải thiện, và lý do vì sao.
Lưu ý: Có thể đổi vai trò của học sinh trong nhóm giữa các hoạt động.
Tác dụng của việc phân chia vai trò:
Trao cho học sinh một “quyền hạn” và vai trò nhất định trong công việc nhóm. Việc này có thể góp phần khuyến khích các em học sinh ít động lực trong lớp tham gia tích cực hơn.
Việc chỉ có người phát ngôn đại diện nhóm phát biểu góp phần cho các học sinh trong nhóm có thêm thời gian để thử sức tự trả lời câu hỏi trong nhóm.
IV - Đánh giá hiệu quả học tập tại cuối hoạt động theo phương pháp POGIL
Học sinh phải đúc kết được những điều đã học được bao gồm cả khái niệm và kỹ năng sau khi kết thúc mỗi buổi học. (Vào đầu học kì, đánh giá này rất quan trọng để soi chiếu sự tiến bộ của học sinh).
Trong 5 phút cuối cùng của tiết dạy, sau khi các hoạt động trong lớp đã kết thúc, ta nên cùng học trò đánh giá chất lượng hoạt động học tập theo mô hình SII report (S = Strength/Thế mạnh, I = Improvement/Điểm cần cải thiện, I = Insight/Phát hiện mới) với 3 câu hỏi sau:
Điểm mạnh của nhóm mình là gì?
Có điểm nào cần cải thiện? Các câu hỏi còn tồn đọng?
Hai điều quan trọng nhất học được trong ngày. Điều gì trong quá trình học tập mà em phát hiện được?
Các câu hỏi nên tập trung để người học ghi nhớ lại những gì cần thiết nhất hoặc một vài quan sát trong quá trình tìm ra câu trả lời.
V - Ví dụ thiết kế bài giảng theo phương pháp POGIL
Để tham khảo cách thiết kế bài giảng / giáo trình theo phương pháp POGIL, quý thầy cô vui lòng click vào đây để tham khảo một bài giảng của bộ môn Sinh học nếu được thiết kế theo phương pháp POGIL sẽ trông như thế nào.
Qua 2 bài viết cũng như ví dụ cụ thể về phương pháp học tập POGIL, chúng tôi hy vọng những kiến thức mới mẻ này sẽ được quý thầy cô áp dụng bài giảng, bộ môn mình giảng dạy.
Chúng tôi cũng hy vọng phương pháp học tập mới lạ này có thể góp phần vào công tác "ươm mầm" của quý độc giả, để mai kia, những "mầm non" mà ta đã và đang ươm sẽ tự thân phát triển mạnh mẽ, ngay cả khi không có ta ở bên.
Sau cùng, chúng tôi tin rằng niềm vui lớn nhất của người làm nghề “trồng người” có lẽ là việc được chứng kiến học trò mình hí hoáy đam mê với môn học, chứng kiến và cùng kiến tạo kiến thức với các con. Đôi khi, trong quá trình quan sát các con tò mò, chính chúng ta khi đứng lớp cũng trở nên tò mò theo.
Bởi lẽ đó, chúng tôi tin rằng các con sẽ làm cho ta ngạc nhiên với những góc nhìn độc đáo và óc quan sát mới lạ được kiến tạo từ những kiến thức ta truyền thụ.
Các nguồn tham khảo thêm:
Các hoạt động sử dụng phương pháp POGIL theo một số môn học: https://pogil.org/
Cách đánh giá hiệu quả việc phát triển các kỹ năng mềm: https://www.aacu.org/
댓글