5. Thảo luận Nhóm nhỏ:
Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ trong các nhóm lớn. Các thầy cô giáo có thể chia lớp học của mình thành các nhóm chia nhỏ hơn để đảm bảo rằng mỗi em học sinh đều có tiếng nói.
Các thầy cô có thể chia các em học sinh thành các nhóm nhỏ (20 người hoặc ít hơn). Mỗi nhóm nên có một người điều phối để điều hành hoạt động thảo luận và giám sát nhóm khi có bất kỳ xung đột hoặc vấn đề nào nảy sinh. Các thầy cô có thể đưa cho các em học sinh một số câu hỏi thảo luận mẫu có hướng dẫn, hoặc để các em tự thảo luận theo sở thích và đặt câu hỏi về bất kì điều gì các em không hiểu.
Thảo luận Nhóm nhỏ có thể giúp cho một lớp học lớn cảm thấy dễ quản lý hơn. Học sinh có thể yêu cầu giúp đỡ khi các em gặp khó khăn và từ đó giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau.
6. Nhận xét Lẫn nhau:
Yêu cầu học sinh đánh giá bài làm của nhau là một phương án tuyệt vời để đảm bảo mỗi học sinh được học hỏi từ những lời nhận xét và sự quan tâm của một học sinh cụ thể khác, ngay cả phải làm việc trong một nhóm lớn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận xét lẫn nhau, các thầy cô giáo cần bắt cặp ẩn danh các em học sinh để đánh giá bài làm của nhau. Đồng thời, các thầy cô cần phải cung cấp cho các em những công cụ cần thiết để thực hiện hoạt động này: Đưa ra nhận xét mẫu, phiếu đánh giá và hướng dẫn các em đưa ra nhận xét mang tính xây dựng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động đánh giá lẫn nhau có rất nhiều lợi ích cho cả người đánh giá và người được đánh giá. Đưa ra và nhận phản hồi chuyên sâu từ những người đồng trang lứa sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức về chủ đề cũng như cải thiện kỹ năng viết lách của các em.
7. Phương pháp “Gợi ý Mở đầu”:
Ta không thể xây nhà mà không có giàn giáo xây dựng. Tương tự, các thầy cô giáo cũng không thể mong đợi học sinh làm nhóm nếu không có tài liệu hỗ trợ để hướng dẫn các em. “Gợi ý Mở đầu” là một phương pháp mà ta sẽ xây dựng những khái niệm khó dựa trên những khái niệm đơn giản hơn. Đối với những hoạt động làm việc nhóm, điều này liên quan đến việc cung cấp các ví dụ, thiết lập các nguyên tắc làm việc nhóm và thậm chí thực hiện các cuộc chạy thử như một lớp học cùng với các em. Các thầy có sử dụng phương pháp “Gợi ý Mở đầu” để hỗ trợ học sinh khi các em mới học cách làm việc cùng nhau, sau đó loại bỏ các hạn chế và để các em tự thích nghi với hoạt động.
Để bắt đầu một cách phù hợp, hãy đưa ra kỳ vọng cho các em ngay từ sớm. Ví dụ: Nếu phần lớn điểm số của các em phụ thuộc vào sự tham gia những bài thảo luận, hãy chia sẻ các ví dụ về những câu trả lời tốt, các câu hỏi mở rộng cũng như thảo luận về đặc điểm của từng loại. Khi hoạt động là một nhóm, hãy đưa ra những hướng dẫn cho một buổi thảo luận.
Các thầy cô giáo cũng có thể “mở đầu” cho các chủ đề thảo luận bằng cách yêu cầu học sinh đọc và hoàn thành một số hoạt động trước khi họ được đưa ra câu trả lời về chủ đề đó. Điều này đảm bảo rằng sinh viên tham gia cuộc thảo luận với một lượng thông tin nhất định và sẵn sàng đóng góp ý kiến. Theo thời gian, hãy giảm bớt thời gian giám sát và để học sinh tự dẫn dắt các cuộc thảo luận bằng cách phát triển các chủ đề thảo luận của riêng các em.
Biên dịch: IEG Foundation
Bài viết gốc: eduflow.com - 7 Online Collaborative Learning Strategies to Keep Students Engaged While At Home
Comments