top of page
trungnguyen9

MỘT SỐ “MẸO” KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỢP TÁC KỂ CẢ KHI HỌC TRỰC TUYẾN (phần 1)



Việc triển khai các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh hợp tác là cần thiết để học sinh có thể tương tác và trao đổi ý tưởng với nhau. Dưới đây là những gợi ý hoạt động hợp tác mà có thể dễ dàng chỉnh sửa để phù hợp hơn với việc học trực tuyến.


1. Kỹ thuật “Ghép hình”:

Kỹ thuật “Ghép hình” được thiết kế dựa trên một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xử lý và lưu trữ thông tin - Dạy người khác học. Kỹ thuật này yêu cầu mỗi học sinh chỉ tìm hiểu một phần của bài học, sau đó hướng dẫn lại cho nhóm của mình. Sau đó, cả nhóm làm việc cùng nhau để tổng hợp thông tin và thiết kế một bài thuyết trình về những gì cả nhóm đã rút ra được.


Kỹ thuật “Ghép hình” phù hợp hơn cho các nhóm nhỏ (5-6 học sinh), đặc biệt với những bài học phức tạp. Ta sẽ chia bài học thành 5 hoặc 6 phần riêng biệt. Mỗi học sinh chịu trách nhiệm nghiên cứu một phần. Sau khi đã hoàn thành phần nghiên cứu của mình, mỗi học sinh cần tổng hợp những kiến thức bản thân tự rút ra được để thảo luận trong các buổi thảo luận nhóm sắp tới để chia sẻ chúng cho các thành viên còn lại và hiểu rõ hơn về phần kiến thức này.


Các thầy cô giáo sẽ đánh giá cả nhóm và những kiến ​​thức tổng hợp được thông qua một bài thuyết trình, một dự án nhỏ hoặc bài luận. Trong trường hợp này, tất cả các thành viên trong một nhóm đều có tầm quan trọng như nhau, vì cả nhóm phải làm việc cùng nhau để tìm hiểu toàn bộ một bài học nào đó.


2. Hoạt động “Suy nghĩ - Bắt cặp - Chia sẻ”:

Trong hoạt động “Suy nghĩ - Bắt cặp - Chia sẻ”, học sinh làm việc cùng nhau theo cặp để phân tích, đánh giá hoặc tổng hợp về một chủ đề và sau đó chia sẻ kết quả của mình với những học sinh còn lại trong lớp.


Đầu tiên, các thầy cô giáo phải chia cặp cho từng học sinh (2-3 học sinh/cặp), sau đó đặt ra một câu hỏi vào cuối mỗi buổi học; trước buổi học tiếp theo, các nhóm phải gặp nhau và thảo luận về câu hỏi đó. Câu hỏi nên là những câu hỏi mở để khuyến khích những học sinh động não và cần thảo luận một cách sâu sắc. Sau đó, học sinh phải chia sẻ câu trả lời của mình trong giờ học.


Việc để học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình với một học sinh khác trước khi đến lớp sẽ nâng cao chất lượng của cuộc thảo luận. Khác với một lớp học truyền thống khi mà chỉ có những học sinh tình nguyện giơ tay mới được chia sẻ, mỗi bạn trong lớp đều có cơ hội chia sẻ suy nghĩ của mình với một những sinh khác.


3.Hoạt động “Công não”:

Những hoạt động cần sự động não trong lớp học là một cách hiệu quả để đưa ra một ý tưởng, câu hỏi và khái niệm mới. “Công não” là một hoạt động đơn giản để khuyến khích học sinh đưa ra những suy nghĩ của bản thân trước mỗi giờ học nhưng vẫn đảm bảo rằng mọi học sinh đều có cơ hội đóng góp cho buổi học một cách hiệu quả.


Các thầy cô giáo sẽ giới thiệu chủ đề thảo luận trước lớp. Học sinh phải tự động não câu trả lời, sau đó gửi chúng cho giáo viên một cách ẩn danh (có thể sử dụng một số công cụ như Google Surveys). Trước khi đến lớp, cả lớp có thể đọc qua tất cả các câu trả lời và chúng sẽ là điểm bắt đầu cho buổi học.


“Công não” tạo điều kiện cho tất cả những học sinh, kể cả những bạn nhút nhát khi chia sẻ suy nghĩ của bản thân, có cơ hội đóng góp vào bài học. Biết đâu sẽ có những câu trả lời sáng tạo và thú vị hơn những gì một học sinh thường dám chia sẻ trong lớp học. Nó cũng hạn chế một hiện tượng được gọi là “neo suy nghĩ”, khi mà những gợi ý ban đầu của các thầy cô giáo ảnh hưởng rất nhiều đến hướng của tiếp cận của học sinh về một vấn đề nào đó.


4. Câu hỏi Thảo luận hằng ngày:

Các diễn đàn thảo luận trực tuyến là một trong những cách đơn giản nhất để khuyến khích sự tham gia của học sinh đồng thời nâng cao quá trình học tập cho các em. Việc đăng những câu hỏi thảo luận hàng ngày hoặc hàng tuần sẽ khuyến khích những buổi thảo luận, khuyến khích các em suy nghĩ về bài học theo nhiều hướng khác nhau.


Chìa khóa cho một cuộc thảo luận trực tuyến sôi nổi và thú vị chính là việc các câu hỏi thảo luận phải là những câu hỏi mở, sâu sắc, thúc đẩy tư duy phân kỳ. Chúng phải yêu cầu học sinh phân tích nguồn thông tin, cung cấp ý kiến, thậm chí có thể gây ra một chút tranh cãi. ‍


(Còn tiếp)


Biên dịch: IEG Foundation


0 views0 comments

Comentarios


bottom of page