top of page
Writer's pictureIEG Foundation

Lòng tốt tới từ sự kinh ngạc (awe)

Thời thơ ấu lúc nào cũng đong đầy sự kinh ngạc. Theo từ điểm tiếng Anh Oxford, "awe" được định nghĩa là "cảm giác tôn trọng xen lẫn một chút sợ hãi, hay cảm giác ấn tượng rất lớn bởi ai đó hoặc điều gì đó". Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gọi tên cảm xúc này là "sự kinh ngạc" - cảm xúc có thể được kích thích bởi những trải nghiệm kỳ bí về những thứ mình chưa từng gặp phải trước đây.


Chẳng hạn, trẻ em có thể cảm thấy kinh ngạc khi ngắm nhìn bầu trời đêm được lấp đầy bởi những vì sao mà chúng chưa thể tưởng tượng tới. Không chỉ có vũ trụ và thiên nhiên, nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc và cả những người xung quanh cũng có thể khơi gợi cảm giác kinh ngạc ở các con, khiến chúng cảm thấy bản thân thật nhỏ bé khi chứng kiến thế giới xung quanh và nhận thức được mở rộng hơn mỗi ngày.


Tuy nhiên, theo Dacher Keltner, tác giả của cuốn sách “Sự kinh ngạc: điều kỳ diệu của cuộc sống hàng ngày và cách nó thay đổi cuộc sống của bạn” (nguyên văn: Awe: The New Science of Everyday Wonder and How It Can Transform Your Life), trẻ em hiếm khi có cơ hội trải nghiệm những cảm giác kinh ngạc như trước kia. Ông cho rằng, ngân sách trường học hạn chế đã dẫn tới việc các tiết học về nghệ thuật và âm nhạc không được ưu tiên nữa. Đồng thời, những giờ giải lao và ăn trưa đã bị thay thế bằng những tiết ôn luyện để cải thiện điểm số cho học sinh. Thay vì tạo điều kiện để các con khám phá và đặt những câu hỏi mở, thầy cô buộc phải hướng dẫn các con ôn thi và làm thế nào để làm các bài kiểm tra một cách tốt nhất. Học sinh ngày nay đã không còn cơ hội tiếp xúc với những trải nghiệm mang lại cảm giác kinh ngạc như trước nữa.


Theo nghiên cứu của Eftychia Stamkou, Keltner và cộng sự, những đứa trẻ mang trong mình cảm giác kinh ngạc sẽ thể hiện lòng tốt và sự tử tế của mình nhiều hơn so với những đứa trẻ không có cảm xúc này.


“Cảm giác kinh ngạc có thể giúp các con mở rộng lòng thương cảm với những người thuộc cộng đồng thiểu số,” Stamkou và cộng sự giải thích. Kết luận này cũng là minh chứng cho thấy nghệ thuật khơi gợi cảm giác kinh ngạc có thể giúp trẻ em trở nên nhân ái và tốt bụng hơn với những người buộc phải di tản khỏi quê hương mình.


Vậy thì làm thế nào để khơi gợi lòng kinh ngạc trong con trẻ khi chúng ta có cơ hội đắm mình trong thiên nhiên:


  1. Hãy giải phóng bản thân và con trẻ khỏi áp lực phải vội vàng. Hãy chậm rãi quan sát và lắng nghe thiên nhiên xung quanh mình - sắc màu của những đám mây vào lúc hoàng hôn, hình dáng của vỏ sò và những viên đá trên bãi biển, tiếng vo ve của những chú ong và tiếng râm ran của những chú dế.


  2. Mở lòng với những vẻ đẹp vô hạn của thiên nhiên. Chẳng hạn, chúng ta có thể dõi theo âm thanh của thiên nhiên và truy về nguồn gốc của âm thanh đó, như tiếng "click" của một chú chim ruồi, hoặc theo dõi đường đi của một tia nắng mặt trời xuyên qua những đám mây.


  3. Không giới hạn trải nghiệm của bản thân chỉ bằng cách gọi tên hay phân loại các hiện tượng thiên nhiên như một nhà phân loại học. Hãy tiếp cận thế giới tự nhiên (và cuộc sống) bằng câu hỏi, “Nếu mình chưa bao giờ chứng kiến điều này thì sao nhỉ?”

  4. Hãy để sự kỳ bí dẫn dắt, để từ đó xâu chuỗi những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên. Ví dụ, hãy nghĩ về quá trình trưởng thành của một chú bướm vua: từ khi nó đẻ trứng trên lá, trứng nở thành một chú sâu ăn lá, rồi trở thành nhộng bám vào cành cây, rồi biến thành một con bướm vua và bắt đầu một cuộc di cư xuyên lục địa.


“Tuổi thơ đầy ắp sự kinh ngạc luôn là điều tốt lành cho con trẻ,” Keltner giải thích.


--------------------------------------



17 views0 comments

Comments


bottom of page