Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi ngành giáo dục trên hơn 150 nước và ảnh hưởng đến hơn 1.6 tỷ học sinh. Để việc dạy và học vẫn có thể tiếp tục, các nước đã triển khai các hình thức học online toàn phần hoặc bán phần - tuy không phải lúc nào các nỗ lực này cũng hiệu quả. Việc nhìn lại các nỗ lực đó là quan trọng để giúp chúng ta rút ra các bài học và chuẩn bị cho sự chuyển mình việc học truyền thống.
1. Đảm bảo Công nghệ Hỗ trợ Dạy & Học Kết hợp được Tận dụng Tối đa
Quá trình dạy và học từ xa trong dịch bệnh COVID-19 thời gian qua không đơn thuần là xem thử có bao nhiêu giáo viên và học sinh truy cập Internet. Các nhà hoạch định chính sách bây giờ cần phải cố gắng triển khai “hạ tầng kết nối hiệu quả", nghĩa là học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể sử dụng Internet mỗi ngày qua những trang thiết bị phù hợp với đủ dữ liệu và tốc độ kết nối để cải thiện chất lượng quá trình học tập.
2. Ứng dụng Công nghệ Cải thiện Hiệu suất Giảng dạy
Dù trong bất kỳ hình thức học tập lẫn công nghệ sẵn có nào, giáo viên luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Các thầy cô giáo sẽ thúc đẩy học sinh tìm thấy giá trị tích cực trong quá trình học tập, khuyến khích, đưa ra nhận xét, hỗ trợ về mặt cảm xúc khi mà học sinh trải qua khó khăn.
Điều này đặc biệt đúng trong thời kỳ đại dịch, vì nhiều học sinh, sinh viên đã phải trải qua một loạt các thử thách. Đại dịch đã cho thấy cần có sự hỗ trợ các thầy cô giáo tốt hơn. Mặc dù thách thức này không hề mới, tầm quan trọng của các thầy cô giáo trong môi trường học tập ứng dụng công nghệ cao lẫn công nghệ thấp trở nên hiển nhiên hơn bao giờ hết. May mắn, các bậc cha mẹ ở khắp mọi nơi đều đang nhận ra điều này.
Tuy nhiên, những kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy từ xa một cách hiệu quả vẫn chưa được phổ cập rộng rãi cho tất cả giáo viên. Để làm như vậy đòi hỏi nhiều thay đổi về mặt cấu trúc trong nghiệp vụ sư phạm đối với những giáo viên hiện tại vì nó sẽ bổ sung thêm một số kỹ năng sư phạm để giảng dạy từ xa song hành với kỹ năng sư phạm cho việc dạy trên lớp. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ cải thiện các khả năng sử dụng công nghệ số cho phép của giáo viên, cho phép họ trở thành người dùng địa phương của các giáo trình học từ xa từ những công nghệ có sẵn.
Nó cũng rất quan trọng để triển khai các công nghệ cho việc giảng dạy, phát triển nghề nghiệp, dạy kèm và huấn luyện cũng như những hoạt động thực hành thường xuyên trong và sau dịch bệnh. Giáo viên cần được hỗ trợ có hướng dẫn một cách nhất quán để tạo ra môi trường học tập từ xa hiệu quả cho học sinh.
3. Thiết lập Sự Tương tác Hai chiều
Để đảm bảo quá trình học tập từ xa hiệu quả, cần phải có sự tương tác hai chiều giữa học sinh và giáo viên. Những tương tác thế này có thể được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ phù hợp với bối cảnh địa phương.
Trong nhiều trường hợp, điều này không nhất thiết là Chính phủ cần tìm kiếm những Công nghệ tiên tiến nhất. Đặc biệt là khi kết nối mạng bị hạn chế, sự kết hợp của nhiều giải pháp công nghệ thấp với những thiết bị cho phép sinh viên tương tác với nhau và với giáo viên sẽ là một phương án hiệu quả hơn và điều này cũng sẽ đảm bảo rằng việc học từ xa có thể diễn ra như kỳ vọng. Điều này đặc biệt quan trọng ở những vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn với điều kiện dạy và học khả năng tương tác hai chiều không phải ở đâu cũng có được.
4. Liên kết Phụ huynh & Học sinh trong suốt Quá trình Dạy & Học
Sự cô lập, mất kết nối và sự thất vọng khi đại dịch diễn ra cho thấy rằng giáo viên không chỉ mỗi giảng bài hay hỗ trợ về mặt nhận thức, mà họ cũng là một hình thức tiếp xúc xã hội đối với nhiều học sinh. Những "tác dụng phụ" của việc dạy và học từ xa sẽ chỉ được giải quyết bằng cả một cộng đồng. Vì vậy, giáo viên và học sinh không phải là những chủ thể duy nhất. Các bậc cha mẹ cần phải là những “đồng minh” luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các con trong suốt quá trình dạy và học.
5. Liên kết Tất cả các bên liên quan trong suốt Quá trình Dạy & Học
Đại dịch COVID-19 đã chỉ ra rằng Chính phủ và Bộ Giáo dục không thể hoạt động một cách riêng biệt. Từ bản chất liên ngành của giáo dục ứng dụng kỹ thuật số, điều quan trọng bây giờ là thay vì chỉ dẫn đầu trong việc cung cấp những dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Cấp vốn, triển khai kết nối hạ tầng, mua lại trang thiết bị và tài liệu học tập, đào tạo giáo viên, giám sát, v.v.), các Bộ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức khác (Dịch vụ công, tư nhân, học thuật, v.v.) để điều phối hiệu quả các chủ thể liên quan trong quá dạy và học và để đảm bảo chất lượng trải nghiệm học tập một cách tổng quát.
Bộ Giáo dục phải trở thành một "Tổ chức Học tập", để chắt lọc những gì đã được triển khai hiệu quả (lẫn những gì chưa) trong dịch bệnh. Điều này không chỉ đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn mà cả khả năng giám sát hiệu quả lẫn khả năng đánh giá trong thời gian thực tế.
Để trở thành một "Tổ chức Học tập", Bộ Giáo dục sẽ cần phải bổ sung thêm nhiều khả năng mới chẳng hạn như đúc kết những điểm mạnh từ quá trình dạy và học từ xa, cải thiện chất lượng và mức độ liên quan đối với các chính sách về EdTech (Công nghệ Giáo dục), tạo tác động mạnh mẽ đối với những chiến lược đánh giá, v.v.
Điều này yêu cầu sự tham gia của tất cả những bên liên quan (ví dụ, những nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ), kiến tạo một hệ sinh thái hòa nhập, huy động các nguồn lực tài chính và nhân lực và để giải quyết các vấn đề hậu cần một cách hợp lí. Những thách thức của các hệ thống giáo dục trong thời điểm này cũng có thể được coi là một cơ hội tốt để cộng tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong việc triển khai quá trình dạy và học từ xa hiệu quả.
Biên dịch: IEG Foundation
Bài viết gốc: World Bank - Remote Learning During COVID-19: Lessons from Today, Principles for Tomorrow
Comments