top of page
trungnguyen9

Đọc sách - Make it stick


Làm sao để học và đọc gì cũng “dính”, không quên?


Chia sẻ với các Cha Mẹ một cuốn sách rất hay về cách để học tập hiệu quả “Make it stick - The Science of successful learning” (tạm dịch: Học là phải dính) của nhóm các tác giả Peter C. Brown, Henry L. Roediger, và Mark A. McDaniel.


Các tác giả đã chỉ ra:

80% sinh viên đại học vẫn “tôn thờ” kiểu học ghi nhớ thụ động ("nhai đi nhai lại") sách giáo trình, ghi nhớ và thuộc lòng thông tin.

Dưới đây là tóm tắt 05 cách học khoa học được nhắc tới trong sách.

 

1. Nghĩ thật kỹ trước khi đánh dấu (highlight)


Con không nhất thiết phải đánh dấu tất cả mọi thứ mà con muốn nhớ khi đọc một điều gì mới. Trên thực tế, đọc lại một đoạn văn nào đó nhiều lần chưa hẳn đã là phương pháp học hiệu quả nhất, mà là cách con đọc lại đoạn văn ấy.




2. Áp dụng ngay kiến thức vừa học vào thực tế

Ứng dụng một công thức Toán vào tính toán, dùng ngay một từ tiếng Anh mới học để tự đặt nhiều câu văn với ngữ cảnh khác nhau, v.v… Kỹ năng này được gọi là elaboration (tạm dịch: phát triển và tạo nghĩa), nhằm giúp người học tìm thấy được ý nghĩa của những kiến thức vừa thâu nạp.




3. Dùng đa dạng các học cụ

Hãy cân nhắc sử dụng đa dạng các học cụ như flashcard (thẻ ghi nhớ), memo (bản ghi nhớ), sổ ghi chú, v.v… Nói cách khác, hãy thử qua nhiều công cụ giúp chúng ta gợi lại được kiến thức từ trí nhớ (retrieval practice) và chọn một vài công cụ.


Việc sử dụng những học cụ trợ giúp trí nhớ này sẽ có ích khi con muốn "vừa học vừa chơi" giữa các buổi học.




4. Tận dụng tối đa khả năng thu nạp của não

“Bạn A học tốt nhất qua hình ảnh, bạn B học tốt nhất với âm thanh,...” là suy nghĩ phổ biến về cách học. Tuy nhiên, cơ sở khoa học về việc đa dạng cách học này vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu giáo dục.

Con học tốt nhất khi vận dụng toàn bộ khả năng thu nạp kiến thức thông qua nhiều công cụ, kênh học tập khác nhau.





5. Trước hết, hãy tự học

Thử thách bản thân giải một bài toán khó, hay giải quyết một vấn đề mới, đọc một bài diễn thuyết và cố gắng tự lý giải nó trước khi nhờ người khác giải thích. Ngay cả khi lúc ban đầu, con mắc lỗi/ hiểu sai vấn đề, thì con hoàn toàn có thể hiểu sâu hơn về vấn đề khi trao đổi với bạn bè, thầy cô sau đó.


Điều quan trọng là con có thể học nhiều hơn khi tự thử thách suy nghĩ và tư duy - so với khi con không dám thử chỉ vì độ khó của bài học/bài tập.


 

Suy cho cùng thì việc học được bao nhiêu phải đi đôi với việc học như thế nào, và làm gì với những gì ta học được.

IEG Foundation | "Lan Toả Giá Trị Giáo Dục"

10 views0 comments

Comentarios


bottom of page